Chuyện ‘cho phải lẽ’ và nén lòng nhận định sự thật
Chỉ bởi đôi điều ‘làm cho phải lẽ’ không có nghĩa là nó không đúng đắn. Đôi khi chúng ta phải nén lại để chấp nhận sự thật.
Vài năm về trước, tôi ở trong Hội đồng Linh mục cố vấn cho giám mục giáo phận. Giám mục, là người có tính rất bảo thủ, nhưng vô cùng nguyên tắc, không bao giờ để tính khí tự nhiên hay những cảm giác bất chợt của mình ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Các quyết định của ngài được thực hiện dựa trên nguyên tắc, nghĩa là đôi khi ngài phải nén lòng lại.
Ví dụ như có lần, ngài thấy mình đang chịu một áp lực lớn cần phải tăng lương cho các nhân viên giáo dân trong giáo phận. Áp lực đến từ một nhóm luật sư về công bằng xã hội rất có tiếng nói, họ trích giáo huấn xã hội của Giáo hội để chống lại việc giáo phận không chịu trả mức lương như họ mong muốn. Những lý lẽ của họ cũng có chiều hướng nhạy cảm. Điều này không làm cho mọi chuyện dễ dàng hơn gì cho giám mục với tính bảo thủ và các bạn bảo thủ của ngài.
Nhưng, như tôi nói, ngài là người nguyên tắc. Một sáng nọ, ngài đến Hội đồng Linh mục và muốn chúng tôi đồng thuận để tăng lương cho các nhân viên của giáo phận theo như họ đòi hỏi. Hội đồng Linh mục bảo ngài rằng, chúng tôi không thể nhượng bộ trước cái ‘cho phải lẽ’ vậy nên chúng tôi bỏ phiếu chống. Một tháng sau, giám mục lại đến với Hội đồng Linh mục và lại muốn chúng tôi ủng hộ điều này, ngài mở đầu bằng lời rằng, nếu chúng tôi bỏ phiếu chống lần nữa, ngài sẽ tự làm việc đó bằng đặc quyền điều hành của mình. Một trong các linh mục, người bạn thân thiết với ngài nói rằng: ‘Cha muốn chúng tôi làm việc này, chỉ vì ‘cho phải lẽ?”. Giám mục trả lời: ‘Không, chúng ta không làm bởi nó ‘cho phải lẽ.’ Chúng ta làm bởi nó đúng. Chúng ta không thể rao giảng Tin Mừng chân thực nếu chúng ta không sống theo Tin Mừng. Chúng ta cần phải trả cho họ một mức lương sống được, vì đó là những gì Tin Mừng và giáo huấn xã hội Công giáo đòi hỏi, chứ không phải vì ‘cho phải đạo.” Khi nói như thế, giám mục đang nén lại, nén tính khí của mình lại, nuốt lấy sự bực bội của bạn mình, và nuốt lấy sự bất bình của mình khi phải nhượng bộ một điều thể hiện là nó ‘cho phải lẽ.’ Nhưng nguyên tắc thắng cảm giác.
Và nguyên tắc cần phải thắng cảm giác, là vì thường thường, khi có điều gì đó xảy đến theo kiểu là chúng ta phải chấp nhận để ‘cho phải đạo,’ thì phản ứng bộc phát của chúng ta là bác bỏ, và lòng chúng ta xui khiến, từ cảm giác khó chịu của mình, hãy bác bỏ nó đơn giản là vì cái mác của nó và những người biện hộ cho nó. Tôi đã từng có trải nghiệm trong chuyện này, khi phải giải quyết các cảm xúc của mình trước những chuyện ‘cho phải đạo.’ Dạy học trong những lớp khá nhạy cảm suốt nhiều năm, nơi đôi khi mọi lời nói đều là quả bom tiềm ẩn có thể nổ tung, thì thật dễ bị rơi vào sự mệt mỏi do nhạy cảm. Tôi nhớ có lần, nản lòng với sự nhạy cảm quá độ của một vài sinh viên (và sự tự đại rõ ràng trong sự nhạy cảm đó) tôi bảo một sinh viên ‘dịu đi.’ Ngay lập tức anh sinh viên cáo buộc tôi là kỳ thị.
Thật dễ để phản ứng với sự hằn học hơn là thông cảm. Nhưng, như Đức giám mục trong chuyện tôi kể ở trên, chúng ta cần phải có nguyên tắc và trưởng thành đủ để không cho cảm xúc và tính khí áp đặt trên quan điểm và quyết định của mình. Chỉ vì một sự thật được bọc trong lớp áo ‘cho phải lẽ,’ và được xướng lên từ miệng của những người tự cho mình công chính, không nhất thiết điều này không phải là sự thật. Đôi khi chúng ta cần phải nén lại, nuốt lấy những tự cao và hằn học của mình, chấp nhận sự thật như nó là. Những chuyện ‘cho phải lẽ’ thường gây bất bình, thổi phồng quá mức, không cân bằng, khoa trương và thiếu ý nghĩa, nhưng nó có một mục đích quan trọng. Chúng ta cần tấm gương này. Cách chúng ta bộc phát nói về ai đó, tiết lệ nhiều điểm mù của bản thân mình.
Trong số nhiều điều, thì cái ‘cho phải lẽ,’ là một kiểm soát ngôn từ, giúp giữ cho bàn luận dân sự được phải phép, một điều khá thiếu hụt thời nay. Các chương trình truyền thanh, truyền hình cáp, blog, tweet, và các tòa soạn ngày nay, đang ngày càng thể hiện một ngôn từ thô lỗ, không tinh tế và rõ ràng là thiếu tôn trọng, mà mỉa mai thay, trong sự khinh thị của họ đối với cái ‘cho phải đạo’ lại chính là lập luận mạnh mẽ nhất cho cái ‘cho phải lẽ.’ Chính trị, giáo hội, và cộng đồng ở mọi tầm mức ngày nay, cần phải cẩn thận hơn về ngôn từ, cẩn thận về cái ‘cho phải lẽ,’ vì nạn bạo lực trong xã hội là phản ảnh rất nhiều từ bạo lực ngôn từ của chúng ta.
Hơn nữa, để ý lời ăn tiếng nói, về lâu dài giúp hình thành các thái độ nội tâm và mở rộng lòng thông cảm của chúng ta. Lời nói tác động mạnh mẽ trong việc thành hình các thái độ, và nếu chúng ta để cho lời lẽ thốt ra mà không màng đến sự tôn trọng và lịch sự căn bản, cũng như để lời lẽ xúc phạm người khác, thì chúng ta đang thúc đẩy một nền văn hóa không tôn trọng đó.
Cả cánh tả và cánh hữu đều có cái ‘cho phải lẽ.’ Cả người tự do lẫn bảo thủ đều giúp thể hiện nó, và cả hai đều tự phụ và áp đặt như nhau. Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhận thức rằng, chỉ bởi điều gì đó ‘cho phải lẽ’ không có nghĩa là nó không đúng đắn. Đôi khi chúng ta cần phải nén lại và chấp nhận sự thật.