Chúng ta không biết làm sao để ăn mừng những điều đáng phải ăn mừng. Chúng ta muốn, nhưng hầu như chẳng biết làm thế nào. Thường thì chúng ta ăn mừng chẳng ra gì. Chúng ta thường ăn mừng thế nào? Bằng cách làm quá lên, bằng cách làm thật nhiều những thứ chúng ta thường làm, ăn, uống, nói, hát, pha trò, đến mức thừa mứa. Với hầu hết chúng ta, ăn mừng nghĩa là ăn quá nhiều, uống quá nhiều, hát quá lớn, pha trò quá nhiều, và cầu mong sao trong sư quá lố đó ta sẽ tìm ra điều biến dịp này thành đặc biệt.

Chúng ta có ý tưởng lạ lùng rằng chúng ta có thể tìm niềm vui đặc biệt bằng cách ép mọi thứ vượt quá giới hạn bình thường của nó. Nhưng chuyện này có một niềm vui đích thực nho nhỏ đáng trân quý. Niềm vui thích được thổi bùng lên khi liên hệ với người khác một cách sâu sắc hơn, khi cảm thấy cuộc đời chúng ta được mở rộng, và khi cảm nghiệm tình yêu và sự vui thú một cách đặc biệt. Nhưng trong sự điên cuồng, thì không như thế. Do đó, việc ăn mừng của chúng ta thường kéo theo các cơn say nguội, cả trong thân xác và cảm xúc. Tại sao lại thế? Tại sao việc ăn mừng đích thực lại khó làm như thế?

Có lẽ lý do chính là vì tự bẩm tính, chúng ta đấu tranh để đơn thuần hưởng thụ mọi thứ, đơn thuần xem cuộc sống, thú vui, tình yêu là những món quà rộng lượng nhưng không mà Chúa ban, đơn giản và hoàn toàn chỉ là thế. Chúng ta không thiếu khả năng hưởng thụ. Chúa đã ban cho chúng ta ơn này. Nhưng vấn đề là ở việc khả năng tận hưởng của chúng ta thường lẫn lộn với các cảm xúc tội lỗi mơ hồ về việc cảm nghiệm thú vui (và càng vui thú thì càng thấy có lỗi). Vì thế, và vì nhiều thứ khác nữa, chúng ta thường đấu tranh để tận hưởng những gì Chúa chính thức ban, vì dù ý thức hay vô thức, chúng ta cảm thấy việc tận hưởng thú vui có thể nói là “trộm của Chúa”. Đây là cảm giác khó chịu tác động đến các tâm hồn nhạy cảm và đạo đức. Có thể nói, nhân danh Chúa, chúng ta đấu tranh để cho mình toàn quyền tận hưởng, và điều này khiến chúng ta có khuynh hướng thái quá (vốn là một thứ thế tạm cho niềm vui đích thực).

Dù lý do là gì, chúng ta đấu tranh với chuyện này và do đó nhiều người trong chúng ta sống mà không có khả năng lành mạnh để tận hưởng, nhưng tự nhiên vẫn có cách của nó để cuối cùng chúng ta phải chọn giữa tận hưởng nổi loạn (các vui thú trộm của Chúa nhưng mang mặc cảm tội lỗi) và một đời sống kỷ luật trách nhiệm (mà chúng ta chẳng có mấy niềm vui). Nhưng chúng ta hiếm khi có thể ăn mừng một cách đích thực. Chúng ta hiếm khi tìm được niềm vui đích thực mà chúng ta tìm kiếm trong đời, chính nó đẩy chúng ta vào sự ăn mừng giả tạo, cụ thể hơn, là ăn mừng thái quá. Nhưng nói đơn giản là, bởi chúng ta đấu tranh để cho mình quyền tận hưởng, mỉa mai thay, chúng ta lại có khuynh hướng theo đuổi vui thú quá nhiều và lại không đúng cách nữa. Chúng ta nhầm lẫn thú vui với niềm vui, thái quá với ngây ngất, và mất ý thức với nhận thức nâng cao. Vì chúng ta không thể đơn thuần tận hưởng, nên chúng ta trở nên thái quá, thúc ép các giới hạn bình thường của mình, và mong là phá bỏ nhận thức sẽ nâng cao nhận thức.

Thế nhưng, chúng ta vẫn phải ăn mừng. Chúng ta có nhu cầu bẩm tại phải ăn mừng vì những thời khắc và sự kiện nhất định trong đời cần chúng ta phải ăn mừng (như sinh nhật, lễ cưới, tốt nghiệp, một thành tựu, hay thậm chí là tang lễ). Chúng buộc chúng ta phải dùng đến những nghi thức để nâng cao và tăng cường ý nghĩa của chúng để chia sẻ với người khác một các thật đặc biệt. Những gì chúng ta không ăn mừng thì chúng ta sẽ sớm không còn trân trọng.

Cũng đúng như thế với các thời khắc sáng tạo, vui thú, yêu thương sâu sắc hơn của chúng ta. Chúng cũng cần được ăn mừng, được nêu bật, được mở rộng và chia sẻ với người khác. Chúng ta có nhu cầu không thể đè nén, phải ăn mừng, và thế là tốt. Thật sự nhu cầu muốn được ngây ngất là thứ ghi sâu trong máu chúng ta rồi. Nhưng ngây ngất là một nhận thức được nâng cao, chứ không phải là gạt đi ý thức. Ăn mừng là để tăng cường nhận thức, chứ không phải gạt bỏ nó. Mục đích của ăn mừng là nêu bật những sự kiện và cảm xúc nhất định để chia sẻ với người khác một cách thật đặc biệt. Nhưng do hiểu lầm về ăn mừng, chúng ta hầu như chỉ ăn mừng giả tạo, làm quá lên đến độ không còn nhận thức và ý thức nữa.

Chúng ta phải khắc phục nhiều điều để đấu tranh sao cho có thể ăn mừng đích thực. Chúng ta vẫn còn phải học biết rằng sự tận hưởng nâng cao không nằm ở sự thái quá, một cộng đồng sâu sắc không có nơi sự thân thiết vô thức, và nhận thức nâng cao không có khi gạt bỏ ý thức của mình. Cho đến khi học được bài học đó, chúng ta vẫn còn phải lê bước về nhà, thấy trống rỗng hơn, mệt mỏi hơn, và cô đơn hơn trước bữa tiệc. Một cơn say nguội là dấu hiệu rõ ràng rằng, chúng ta đã bỏ sót gì đó. Chúng ta đấu tranh để biết cách ăn mừng, nhưng chúng ta phải tiếp tục cố gắng hơn nữa.

Chúa Giêsu đến và mở tiệc ăn mừng như ở tiệc cưới Cana. Họ đóng đinh Chúa Giêsu không phải vì Ngài không sống quá khổ hạnh, nhưng vì Ngài bảo rằng chúng ta phải thật sự tận hưởng cuộc sống, cam đoan với chúng ta rằng Thiên Chúa và cuộc sống sẽ cho ta nhiều điều tốt đẹp và vui thú hơn những gì ta đón nhận nổi, nếu như chúng ta có thể học cách đón nhận chúng với sự tôn kính đúng đắn và không sợ hãi phi lý.